7/25/2016 5:00:00 PM
Print: Print this Article Email: Print this Article Share: Share this Article

 BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

 

Số: 1475 /QĐ-ĐHT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định về học phí và miễn, giảm học phí

đối với sinh viên đại học, cao đẳng và liên thông hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ

của trường đại học Thuỷ lợi

 


HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

 

            Căn cứ Quyết định số 1249/BNN-TCCB ngày 29/4/2009 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Thuỷ lợi;

Căn cứ Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021;

            Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điu của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021;

            Theo đề nghị của Trưởng phòng Công tác chính trị & Quản lý sinh viên, Trưởng phòng Đào tạo ĐH & SĐH và Trưởng phòng Tài vụ,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về học phí và miễn, giảm học phí đối với sinh viên đại học, cao đẳng và liên thông cao đẳng lên đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của trường Đại học Thuỷ lợi”.

Điều 2: Quyết định này được thực hiện từ năm học 2016 – 2017 và thay thế Quyết định số 1409/QĐ-ĐHTL ngày 24/8/2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi.

Điều 3: Các ông/bà Trưởng Phòng Công tác chính trị & Quản lý sinh viên, Đào tạo ĐH & SĐH, Tài vụ, Trưởng các Khoa, Giám đốc Cơ sở 2, các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

Nơi nhận:

-                - BGH (để b/c);

-                - Như điều 3;

-                - Website Trường;

-                - Lưu VT, CTCT&QLSV, ĐT ĐH&SĐH,TV.

 KT.HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

GS.TS Trịnh Minh Thụ

QUY ĐỊNH VỀ HỌC PHÍ VÀ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÀ LIÊN THÔNG HỆ CHÍNH QUY

THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

(Kèm theo Quyết định số 1475 /QĐ-ĐHTL ngày 20/7/2016 của

Hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi)

 

 

CHƯƠNG I – QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Văn bản này quy định về việc thu học phí và miễn, giảm học phí đối với sinh viên học đại học, cao đẳng và liên thông cao đẳng lên đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Thủy lợi.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Sinh viên đang theo học tại trường Đại học Thủy lợi bậc đại học, liên thông cao đẳng lên đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

 

CHƯƠNG II – QUY ĐỊNH VỀ THU HỌC PHÍ

 

Điều 3. Quy định về thu học phí

            1. Thời gian thu học phí

- Học phí của học kỳ chính được thu một lần vào 2 tuần cuối trước khi kết thúc thời gian học của mỗi học kỳ.

- Học phí của học kỳ song song với học kỳ chính, học kỳ hè được thu vào tuần học đầu tiên của mỗi kỳ học.

2. Mức thu học phí

Học phí của trường được xác định cho từng năm học và căn cứ vào khung học phí quy định của Chính phủ.

Học phí được thông báo công khai trước mỗi năm học và nhằm khuyến khích sinh viên thực hiện kế hoạch học tập đúng thời hạn quy định.

2.1. Đối với sinh viên học theo chương trình truyền thống

Học phí được xác định căn cứ theo số học phần mà sinh viên đăng ký học trong mỗi kỳ và bằng tổng số tín chỉ quy định cho các học phần đó nhân với mức tiền học phí của 1 tín chỉ.

2.2. Đối với sinh viên học theo chương trình tiên tiến

- Đối với các môn học Lý luận chính trị, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng: Học phí được xác định căn cứ theo số học phần mà sinh viên đăng ký học và bằng tổng số tín chỉ quy định cho các học phần đó nhân với mức tiền học phí của 1 tín chỉ quy định cho chương trình truyền thống hệ đại học chính quy.

- Các môn học bằng tiếng Anh (theo chương trình của trường đối tác) và môn học tiếng Anh: Học phí được xác định căn cứ theo số học phần mà sinh viên đăng ký học và bằng tổng số tín chỉ quy định cho các học phần đó nhân với mức tiền học phí của 1 tín chỉ quy định cho chương trình tiên tiến.

2.3. Đối với các môn học sinh viên được Nhà trường cho phép miễn hoặc không phải học: sinh viên không phải nộp học phí.

2.4. Đối với sinh viên được Nhà trường cho phép ngừng học, thôi học trong học kỳ hoặc dừng thực hiện học phần tốt nghiệp (HPTN), học phí phải nộp như bảng dưới đây:

TT

Thời gian theo học trong kỳ hoặc thời gian đã thực hiện HPTN

Mức học phí phải nộp

Tại kỳ chính

Tại kỳ song song hoặc kỳ hè

1

Dưới 10 ngày

Không phải nộp

Không phải nộp

2

Từ 10 ngày ÷ dưới 20 ngày

Nộp 30% học phí

Nộp 50% học phí

3

Từ 20 ngày ÷ dưới 40 ngày

Nộp 70% học phí

Nộp 100% học phí

4

Từ 40 ngày trở lên

Nộp 100% học phí

 

            - Học phí phải nộp tính dựa trên số tín chỉ sinh viên đã học theo thời gian tính từ khi tín chỉ bắt đầu học trong học kỳ đó cho đến thời điểm ngừng học, thôi học hoặc dừng thực hiện HPTN theo Quyết định của Nhà trường;

- Số ngày tính nộp học phí xác định theo ngày làm việc (không bao gồm ngày nghỉ, ngày Lễ Tết).

            Điều 4. Xử lý sinh viên đóng học phí không đúng hạn

            Sinh viên thực hiện không theo đúng quy định về nộp học phí tại khoản 1 Điều 3 của Quy định này,  sinh viên sẽ bị xử lý theo các mức dưới đây:

 

TT

Thời gian nộp chậm học phí

so với quy định

Hình thức xử lý

1

Dưới 10 ngày

Khóa tài khoản đăng ký học 1 tháng

2

Từ 10 ngày ÷ dưới 20 ngày

Khóa tài khoản đăng ký học 3 tháng

3

Từ 20 ngày trở lên

Khóa tài khoản đăng ký học 1 học kỳ

          Những trường hợp đặc biệt, sinh viên muốn hoãn nộp học phí theo thời gian quy định, phải làm đơn nộp về phòng Công tác chính trị & Quản lý sinh viên trước thời hạn thu học phí để Nhà trường xem xét.

 

CHƯƠNG III – QUY ĐỊNH VỀ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

            Điều 5. Đối tượng được miễn, giảm học phí

1. Đối tượng được miễn học phí

            - Sinh viên là con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh; con của người hưởng chính sách như thương binh; con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được hợp nhất tại văn bản số 01/VBHN-VPQH ngày 30/7/2012 của Văn phòng Quốc hội);

            - Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

            - Sinh viên hệ cử tuyển;

            - Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

- Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, trong đó:

+ Người dân tộc thiểu số rất ít người bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu;

+ Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn: xem tại Phụ lục II.

            2. Đối tượng được giảm học phí

            2.1. Đối tượng được giảm 70% học phí

Sinh viên người dân tộc thiểu số (không phải là người dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó: Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: xem tại Phụ lục II.

2.2. Đối tượng được giảm 50% học phí

            Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Điều 6. Trình tự, thủ tục và hồ sơ miễn, giảm học phí

1. Hồ sơ miễn, giảm học phí:

Sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí (trừ sinh viên hệ cử tuyển) phải nộp cho Nhà trường:

-  Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (theo mẫu tại phụ lục I);

-  Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí như sau:

+ Sinh viên là con của người có công với cách mạng được hưởng ưu đãi: nộp Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công và bản sao công chứng thẻ Thương bệnh binh của bố/mẹ (nếu có).

+ Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo: nộp Giấy xác nhận khuyết tật do UBND cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện và Giấy tờ chứng minh là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo của UBND cấp xã cấp hoặc xác nhận.

+ Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo: nộp Giấy khai sinh và Giấy tờ chứng minh là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do UBND cấp xã cấp hoặc xác nhận.

+ Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; Sinh viên người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: nộp Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu thường trú hoặc Giấy đăng ký tạm trú và Giấy xác nhận vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn (nếu có).

+ Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên: nộp Giấy khai sinh; Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp.

 

2. Trình tự, thủ tục thực hiện

2.1. Trình tự thực hiện:

- Vào đầu khóa học, theo thông báo của Nhà trường, sinh viên mới nhập học nộp hồ sơ theo quy định cho Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên.

- Vào đầu mỗi học kỳ (khi có thông báo của Nhà trường): những sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí chưa nộp hồ sơ vào đầu khóa học và những sinh viên đã được miễn học phí ở các kỳ trước thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo nộp hồ sơ cho Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên.

2.2. Thủ tục hồ sơ:

Sinh viên thuộc diễn miễn, giảm học phí phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập. Riêng sinh viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì mỗi đầu học kỳ phải nộp bổ sung Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí cho học kỳ tiếp theo.

Điều 7. Cơ chế miễn, giảm học phí

            1. Đối với sinh viên học theo chương trình truyền thống

            1.1. Sinh viên học chương trình đào tạo của ngành thứ nhất:

            - Những môn học đăng ký học lần đầu: được miễn, giảm học phí ở học kỳ chính theo quy định. Trong học kỳ song song với học kỳ chính, học kỳ hè, cũng được xét miễn giảm tương ứng như với học kỳ chính liền kề trước đó.

            - Những môn học đăng ký học lần thứ hai trở đi: đóng 100% học phí theo quy định.

            1.2. Sinh viên học các môn học của ngành thứ hai: Sinh viên phải đóng 100% học phí đối với những môn học của ngành thứ Hai theo quy định.

            2. Đối với sinh viên học theo chương trình tiên tiến và sinh viên học chương trình liên thông

2.1. Sinh viên thuộc diện miễn học phí

- Đối với các môn học lần đầu: sinh viên được miễn học phí bằng mức học phí quy định của chương trình truyền thống bậc đại học hệ chính quy. Sinh viên phải đóng phần chênh học phí giữa mức học phí của chương trình tiên tiến hoặc chương trình liên thông với mức học phí được miễn.

- Đối với các môn học lần thứ hai trở đi: Sinh viên phải đóng 100% học phí theo quy định.

2.2. Sinh viên thuộc diện giảm học phí

- Đối với các các môn học lần đầu: sinh viên được giảm học phí bằng 70% hoặc 50% mức học phí quy định của chương trình truyền thống bậc đại học hệ chính quy. Sinh viên phải đóng phần chênh học phí giữa mức học phí của chương trình tiên tiến hoặc chương trình liên thông với mức học phí được giảm.

- Đối với các môn học lần thứ hai trở đi: Sinh viên phải đóng 100% học phí theo quy định.

3. Việc miễn, giảm học phí sẽ được thực hiện trong suốt thời gian sinh viên học tập tại trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí.

4. Các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo quy định này mà cùng một lúc được hưởng nhiu chính sách hỗ trợ khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi cao nhất.

5. Sinh viên thuộc diện được miễn, giảm học phí mà cùng một lúc học 2 ngành đào tạo thì chỉ được hưởng chế độ ưu đãi v miễn, giảm học phí tại ngành đào tạo thứ nhất.

6. Không áp dụng chế độ ưu đãi v miễn, giảm học phí đối với sinh viên thuộc diện được miễn, giảm trong trường hợp đã hưởng chế độ này tại một cơ sở đào tạo khác, nay tiếp tục học tại trường Đại học Thủy lợi cùng cấp, cùng trình độ đào tạo.

7. Nhà trường chỉ thực hiện miễn, giảm học phí cho sinh viên tính từ thời điểm sinh viên nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định; không giải quyết miễn, giảm học phí đối với thời gian đã học từ trước thời điểm sinh viên gửi đơn đ nghị kèm theo các giấy tờ cần thiết có liên quan.

 

CHƯƠNG IV – ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 8. Điều khoản thi hành.

- Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, cá nhân báo cáo Ban Giám hiệu bằng văn bản (qua Phòng Công tác chính trị & Quản lý sinh viên) để được xem xét giải quyết.

- Các đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện quy định này sẽ được xem xét khen thưởng; nếu vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.

 

-                 

 KT.HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

GS.TS Trịnh Minh Thụ

 

 

 

Phụ lục II

DANH MỤC VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÓ KHĂN

VÀ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

 

CÁC VĂN BẢN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN BAN HÀNH

 DANH MỤC VÙNG, ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI KHÓ KHĂN

VÀ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

 

1. Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013-2015;

2. Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015;

3. Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi vào diện đầu tư của Chương trình 135 và Quyết định số 130/QĐ-UBDT ngày 08 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt bổ sung thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của chương trình 135 năm 2014 và năm 2015.

4. Quyết định số 495/QĐ-TTg ngày 8/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015.

5. Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh Mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn;

6. Các xã thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên vào danh Mục các huyện nghèo được hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.

7. Các địa bàn có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại Phụ lục II ban hành theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư.

Các quyết định khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới về danh sách các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn (nếu có).

 Mẫu đơn

Các tin khác